HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ!
1. Không sử dụng hoặc để đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường.
2. Luôn rửa đồng hồ bằng nước ấm ngay sau khi bơi biển ( đối với đồng hồ được phép bơi lặn).
3. Tránh để đồng hồ bị va đập mạnh, nên tháo đồng hồ khi chơi thể thao ngoại trừ đồng hồ chuyên dụng dành riêng cho thể thao.
4. Luôn kiểm tra tình trạng của núm vặn, vị trí đúng là ở nấc trong cùng. Trong quá trình sử dụng núm rất đễ bị mắc vào chỉ áo hoặc những tác động khác mà bị kéo ra ngoài.
5. Hàng tuần nên chùi rửa đồng hồ với nước ấm với xà-phòng để chải sạch bụi bẩn và muối đọng do mồ hôi tiết ra. Những bụi bẩn và mồ hôi muối chính là tác nhân gây ra nước vào trong đồng hồ.
6. Không được sử dụng đồng hồ với hoá chất dễ làm hư hại dây, vỏ đồng hồ cũng như các chi tiết khác.
7. Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 60 độ C (tương đương 140 độ F) hoặc những nơi thấp hơn 0 độ C ( tương đương 32 độ F).
8. Không sử dụng các nút bấm khi ở dưới nước đối với những đồng hồ nhiều chức năng.
HƯỚNG DẪN CHỈNH GIỜ ĐỒNG HÔ CƠ BẢN
Núm đồng hồ thường sẽ gồm 3 nấc.
+ Nấc 0: Chống nước, lên cót tay với những đồng hồ có chức năng nên có tay.
+ Nấc 1: Chỉnh ngày, thứ. (đối với đồng hồ orient một số mẫu có thiết kế nút chỉnh thứ riêng ở vị trí 2h)
+ Nấc 2: chỉnh giờ
Các bước chỉnh giờ đồng hồ:
Bước 1: xác định mốc 0h (12h đêm) bằng cách kéo núm ra vị trí 2 và vặn cho kim giờ quay đến khi nhảy lịch thì đó là vị trí 0h đêm. Sau đó vặn kim giờ ra vị trí sau 4h sang để chuẩn bị cho bước chỉnh thứ, ngày.
Bước 2: Chỉnh thứ, ngày. Ấn núm lại vị trí số 1.
Đối với đồng hồ Seiko, citizen vặn theo chiều ngược với chiều chỉnh giờ sẽ là chỉnh ngày và chiều ngược lại để chỉnh thứ.
Đối với dòng có núm chỉnh thứ riêng: vặn chiều ngược với chiều chỉnh giờ để chỉnh ngày, và ấn núm chỉnh thứ để chỉnh thứ.
Lưu ý: khi chỉnh ngày chỉ được vặn xuôi, không được vặn ngược., một số dòng đồng hồ phần lịch thứ không có nút chỉnh riêng thì phải chỉnh đúng lịch thứ trước ngay tại bước 1.
Những lưu ý quan trọng khi dùng đồng hồ.
Để chiếc đồng hồ được bền bỉ và chính xác khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Không chỉnh lịch thứ, ngày… khi vị trí kim giờ nằm trong khoảng 21h đến 4h sáng.
2. Luôn đóng chặt núm sau khi chỉnh để không bị vào nước. Trong trường hợp phát hiện bị vào nước (có hiện tượng bị mờ sương mặt kính từ bên trong) cần phải đi sấy ngay trong vòng 1 đến 2 ngày. Tốt nhất là trong ngày.
3. Không để gần các vật có từ trường mạnh như nam châm, loa đài, các thiết bị điện…
4. Đồng hồ mạ vàng thì tránh tiếp xúc với nước muối và hóa chất ngoài ra cần thường xuyên vệ sinh để tránh bị ố.
5. Đồng hồ chịu nước dưới 100m thì không nên mang theo khi bơi.
GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Tôi mới mua một chiếc đồng hồ, về mới dùng được vài tháng đã chết, qua trung tâm bảo hành kỹ thuật viên bảo do đồng hồ bị hết pin. Vậy xin hỏi tại sao đồng hồ mới mà lại hết pin sớm như vậy? có phải do chất lượng không?
Đối với đồng hồ điện tử pin thường dùng được từ 2 năm rưỡi đến 3 năm. Tuy nhiên, khi sản xuất máy, nhà sản xuất đã lắp pin cho máy làm việc, vì như vậy sẽ tốt hơn cho máy đồng hồ, dầu mỡ và các chi tiết chạy trơn chu hơn. Sau đó, máy mới đựoc lắp ráp với các phần khác của đồng hồ như mặt số, vỏ, dây… rồi qua bộ phận đóng gói, lưu kho, phân phối đi các đại lý bán lẻ…
Chính vì vậy, tuổi thọ của pin không thể tính tù thời điểm mua của khách hàng mà phải tính tù khi sản xuất chế tạo. Nếu đồng hồ của bạn hết pin, bạn nên mang qua trung tâm bảo hành để thay pin mới. Với trang thiết bị theo tiêu chuẩn của hãng cùng với kỹ thuật viên tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng mà không phải lo lắng gì.
Tại sao đồng hồ chịu nước lại không nên dùng tắm biển…?
Khi tắm biển, cát và nước muối sẽ chui vào các khe gioăng ở kính, đắy và đặc biệt là núm. Khi nước biển khô đi ,muối và cát biển còn đọng lại trong núm làm cộm gioăng dẫn đến tạo khe hở lớn cho nước vào đồng hồ. Vì vậy, không nên đeo đồng hồ khi tắm biển, nếu có đeo thì phải tráng rửa lại bằng nước ấm với xà-phòng.
Trường hợp, trong khi tắm biển mà thấy đồng hồ có hiện tượng nước vào phải kịp thời mang đến nơi sửa chữa gần nhất để tháo và xì khô nước biển. Với tác dụng muôí ăn mòn của nước biển, chỉ cần để sang ngày thứ hai là hỏng toàn bộ máy.
✦ Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết máy/đứng kim?
Hầu hết đồng hồ cơ hiện nay đều là đồng hồ Automatic phải đeo khoảng 8 tiếng mỗi ngày thì đồng hồ mới chạy (năng lượng sinh ra từ cử động tự nhiên của tay), nếu không nó sẽ bị đứng do hết năng lượng.